Tốc độ trong khu đông dân cư :Trong khu vực đông dân cư Ô tô được phép chạy 50km/h

tốc độ trong khu đông dân cư: Theo thông tư số 91/2015/TT-BGTVT do bộ trưởng Đinh La Thăng ký và ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2015. Quy định mới về tốc độ được phép chạy tối đa 60km/h đối với ô tô và 50km/h đối với xe máy trong khu vực đông dân cư.

tin-tuc-van-tai

Update 2020:

Hiện nay, Tốc độ tối đa của xe máy, ô tô trong khu dân cư tuân thủ quy định tại Thông tư 31/2019/TT-BGTVT.

Theo Thông tư này, khi đi trong khu đông dân cư, tốc độ tối đa của các phương tiện như sau:

Loại xe

Tốc độ tối đa (km/h)

Đường đôi; đường 1 chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên

Đường 2 chiều; đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới

Xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự

40

40

Các phương tiện xe cơ giới khác

60

50

Nếu nhìn bảng trên, nhiều người sẽ nghĩ xe máy trong khu dân cư chỉ được chạy tối đa 40km/h. Tuy nhiên, đây là cách hiểu sai, xuất phát từ việc hiểu sai khái niệm xe máy và xe gắn máy.

Theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT có hiệu lực từ 01/7/2020, xe cơ giới là chỉ các loại xe ô tô; máy kéo; rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc được kéo bởi xe ôtô; xe máy 2 bánh; xe máy 3 bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự…

Ngay từ khái niệm này, Quy chuẩn 41 đã xác định xe máy và xe gắn máy là 02 loại khác nhau.

Cụ thể hơn, Quy chuẩn định nghĩa từng loại như sau:

– Xe mô tô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng tải bản thân xe không quá 400 kg;

– Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương dưới 50 cm3.

Như vậy, xe máy và xe gắn máy là 02 khái niệm khác nhau hoàn toàn. Việc giới hạn 40km/h chỉ áp dụng với xe gắn máy chứ không phải xe máy.

Hiện nay, tốc độ tối đa đối với ô tô, xe máy khi đi trong khu vực đông dân cư là 60km/h đối với đường đôi (đường có chiều đi và chiều về được phân biệt bằng dải phân cách giữa), đường 01 chiều có từ 02 làn xe cơ giới trở lên; tối đa 50 km/h với đường 02 chiều (đường có cả 02 chiều đi và về trên cùng 01 phần đường chạy xe, không được phân biệt bằng giải phân cách giữa), đường 01 chiều có 01 làn xe cơ giới.

Tốc độ tối đa của xe máy trong khu đông dân cư (Ảnh minh họa)
 

Chạy xe quá tốc độ trong khu dân cư bị phạt thế nào?

Việc xử phạt đối với phương tiện giao thông chạy quá tốc độ hiện nay tuân thủ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Cụ thể, mức phạt như sau:

STT

Tốc độ chạy quá

Mức phạt với xe máy

Mức phạt với ô tô

1

05 – 10 km/h

200.000 – 300.000 đồng

800.000 đồng – 01 triệu đồng

2

10 – 20 km/h

600.000 đồng – 01 triệu đồng

03 – 05 triệu đồng

Tước Bằng lái xe từ 01 – 03 tháng

3

20 – 35 km/h

04 – 05 triệu đồng

Tước Bằng lái xe từ 02 – 04 tháng

06 – 08 triệu đồng

Tước Bằng lái xe từ 02 – 04 tháng

4

Trên 35km/h

04 – 05 triệu đồng

Tước Bằng lái xe từ 02 – 04 tháng

10 – 12 triệu đồng

Tước Bằng lái xe từ 02 – 04 tháng

 

Xác định khu đông dân cư bằng cách nào?

Theo Quy chuẩn 41:2019, đường qua khu đông dân cư là đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã, nội thị trấn và những đoạn đường có dân cư sinh sống sát dọc theo đường, có các hoạt động có thể ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ và được xác định bằng biển báo là đường qua khu đông dân cư (khi cần thiết có thể xác định riêng cho từng chiều đường).

Trong đó, biển số R.420 là biển báo hiệu bắt đầu khu đông dân cư. Biển số R.421 báo hiệu hết khu đông dân cư.

Biển số 420 có hiệu lực khu đông dân cư đối với tất cả các tuyến đường nằm trong khu đông dân cư đô thị cho đến vị trí đặt biển số 421.

Biến báo hiệu khu đông dân cư và hết khu đông dân cư
 Biến báo hiệu khu đông dân cư và hết khu đông dân cư

Thông tư 91/2015 sẽ được thay thế cho thông tư 13/2009 với nội dung không nhiều thay đổi. Điểm thay đổi ở thông tư 91 là tốc độ của xe cơ giới trong khu dân cư và ngoài khu dân cư đều tăng thêm 10 km/h. Cùng với đó, khoảng cách an toàn bắt buộc cũng tăng lên, cụ thể như sau:

Đối với khu vực đông dân cư: Đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã và những đoạn đường có dân cư sinh sống sát dọc theo đường, có các hoạt động có thể ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ và được xác định bằng biển báo là đường qua khu đông dân cư (khi cần thiết có thể xác định riêng cho từng chiều đường)

Theo thông tư cũ (thông tư 13/2009) tốc độ trong khu dân cư của các phương tiện như sau:

Loại xe cơ giới đường bộ

Tốc độ tối đa (km/h)

Ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi , ô tô tải có tải trọng dưới 3.5 tấn

50

Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi, ô tô tải có trọng tải từ 3.5 tấn trở lên, ô tô sơ mi rơ moóc, ô tô kéo rơ moóc, ô tô kéo xe khác, ô tô chuyên dùng, xe ô tô, xe gắn máy.

40

 

Theo thông tư mới ( thông tư 91/2015 có hiệu lực từ ngày 1/3) tốc độ không phân chia theo loại xe nữa mà phân chia theo loại đường. Cụ thể như sau:

Loại xe cơ giới đường bộ

Tốc độ tối đa (km/h)

Các phương tiện xe cơ giới, trừ các xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông thì tốc độ tối đa được xác định theo báo hiệu đường bộ và không quá 40 km/h. Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên. Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới.

60

50

Đối với đoạn đường ngoài khu vực đông dân cư ( Trừ đường cao tốc): Đoạn đường được xác định là qua khu đông dân cư khi có chiều dài từ 500 m trở lên, các lối ra vào nhà trực tiếp với đường có cự ly trung bình từ 6 m trở xuống theo chiều ngang; mật độ các lối ra vào nhà trung bình dưới 10 m.

Theo thông tư cũ, tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ được phân theo loại xe như bảng sau:

Loại xe cơ giới đường bộ

Loại xe cơ giới đường bộ

Ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi (trừ ô tô bus)

ô tô tải có trọng tải dưới 3,5 tấn.

80

Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi (trừ ô tô bus)

ô tô tải có trọng tải từ 3,5 tấn trở lên.

70

Ô tô buýt, ô tô sơ mi rơ moóc, ô tô chuyên dùng, xe mô tô (xe từ 50cm3  trở lên)

60

Ô tô kéo rơ moóc, ô tô kéo xe khác, xe gắn máy (xe dưới 50cm3)

50

 

Theo thông tư mới, tốc độ được thay đổi theo kiểu đường. Tuy nhiên tốc độ tối đa của từng loại xe trên đường hai chiều không dải phân cách và đường một chiều có một làn xe vẫn tương tự hiện nay. Cụ thể như sau:

 

 

 

Loại xe cơ giới đường bộ

Tốc độ tối đa (km/h)

Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới
Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe bus); ô tô tải có trọng tải đến 3,5 tấn.

90

80

Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe bus); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn.

80

70

Ô tô bus; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng; xe mô tô.

70

60

Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác.

60

50

Việc tốc độ lưu thông tăng 10km/h liệu có tiềm ẩn mối nguy hiểm về an toàn giao thông? Cùng với tăng tốc độ vận chuyển là tăng tốc độ khoảng cách giữa các xe để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Được so sánh trong bảng sau: ( Áp dụng với mặt đường khô ráo).

Tốc độ lưu hành (km/h)

Khoảng cách an toàn

hiện tại (m)

Khoảng cách an toàn

mới (m)

60

30

35

Trên 60 đến 80

50

55

Trên 80 đến 100

70

70

Trên 100 đến 120

90

100

Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hoặc lớn hơn khoảng cách trên bảng trên.

Khi điều khiển xe chạy với tốc độ từ 60 km/h trở xuống, trong khu vực đô thị, đông dân cư, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn.

Quyết định mới này đưa ra khiến các lái xe rất hào hứng và đồng tình. Bởi các công trình xây dựng hạ tầng được đổi mới, mở rộng và nâng cấp. Ngoài ra, chất lượng phương tiện cũng đã được kiểm soát chặt chẽ hơn, tốt hơn thì việc nâng tốc độ cho phương tiện là hoàn toàn hợp lý, tránh trường hợp quy định kìm hãm sự phát triển của xã hội.

Tuy nhiên các lái xe nên lưu ý về quy định khoảng cách an toàn để tránh bị phạt. Cùng với đó là nhẹ tay ga thực hiện tốc độ theo quyết định cũ từ nay đến hết ngày 28/02 cho dù một số tuyến đường đã bỏ biển báo hạn chế km.

Cũng bắt đầu từ ngày 1/3/2016 vừa qua tổng cục đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở GTVT Hà Nội đề nghị điều chỉnh tốc độ cho phép khai thác đường vành đai 3 trên cao từ 80km/h hiện nay lên 90km/h 

Xuân đã tới cả nước ta đang ngập tràn trong sắc xuân ấm áp, mọi người cũng vừa trải qua một kì nghỉ lễ dài ngày và đã bắt đầu tiếp tục trở về với công việc thường ngày của mình. Và để hòa chung không khí mừng đảng mừng dân mừng xuân đổi mới đó bắt đầu từ đầu năm 2016 Bộ GTVT đã đề ra rất nhiều phương án cải cách, đổi mới trong lĩnh vực giao thông vận tải như: ban hành quyết định sử phạt với người đi bộ khi đi sai làn đường, hay như việc quy định cảnh sát giao thông được dừng xe khi nào?… Đặc biệt là mới gần đây Bộ trưởng Đinh La Thăng đã kí và ban hành thông tư 91 thay thế thông tư số 13 quy định về việc tăng tốc độ xe cơ giới khi đi qua khu vực đông dân cư . Đặc biệt nhấn mạnh các quy đinh về tốc độ và khoảng cách xe ccơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ sẽ có hiệu lực từ ngày 1/3/2016. Theo đó, đường đôi có dải phân cách giữa, xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt), ô tô tải có trọng tải đến 3,5 tấn sẽ được khai thác với tốc độ tối đa . Đồng thời Tổng cục đường bộ Việt Nam đã đề nghị ô tô được phép chạy với tốc độ 90km/h thay vì chạy với tốc độ 80km/h hiện nay kể từ ngày 1/3/2016.

Đường vành đai 3 trên cao được xây dựng theo cấp đường đô thị dành cho ô tô, tốc độ thiết kế 100km/h, mặt cắt ngang 4 làn xe và được chạy với tốc độ 80km/h trong giai đoạn đầu. Đây là tuyến đường không có giao cắt đồng mức, là đường riêng biệt, thay vì đi vào nội đô ô tô sẽ đi theo hướng Mai Dịch – Thanh Xuân – Linh Đàm và ngược lại được phép đi trên cầu cạn; còn với xe khách sẽ chạy hướng Pháp Vân – Mỹ Đình và ngược lạị. Do vậy để đáp ứng nhu cầu đi lại cho người dân một cách tối ưu nhất Tổng cục đường bộ Việt Nam đã đề nghị Sở GTVT Hà Nội điều chỉnh tốc độ cho phép khai thác từ 80km/h hiện nay lên  90km/h kể từ ngày 1/3/2016.

Hơn nữa trong thời gian qua đường vành đai 3 trên cao  đã được Sở GTVT Hà Nội quản lí bảo chì nhằm đảm bảo khai thác có hiệu quả, giảm bớt đáng kể ùn tắc và lưu lượng vào trong nội đô. Đồng thời Tổng cục Đường bộ cũng đề nghị Sở GTVT Hà Nội nghiên cứu điều chỉnh vạch sơn, biển báo đối với khu vực đường xuống và khu vực đường lên của tuyến đường để giải quyết phù hợp với tình hình giao thông, tăng năng lực thông hành, giảm nguy cơ ùn tắc bởi lẽ thời gian gần đây thường xảy tình trạng ùn tắc giao thông tại các khu vực lên xuống do các xe không đi đúng làn đường và không nhường đường.

Có thể nói đây là một đề nghị cũng khá hợp lí nó không những giúp thuận tiện cho việc đi lại của người dân mà còn tránh tình trạng ùn tắc. Tuy nhiên việc tăng tốc độ lưu hành xe như vậy rất dễ xảy ra tai nạn giao thông. Chính vì vậy mong rằng mọi người hãy chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông đường bộ và lái xe thật an toàn nhé!