Dự án Cát Linh – Hà Đông: “Chưa xong đã đủ vấn đề rắc rối”

Dù dự án đường sắt Cát Linh- Hà Đông đang ở trong giai đoạn nước rút về những yêu cầu cấp bách về tiến độ, nhưng Tổng thầu Trung Quốc vẫn “bình chân như vại”, không nghiêm túc thực hiện dự án. Thậm chí, Tổng thầu Trung Quốc hứa cả trăm lần nhưng không thực hiện, và giấu giếm nhiều thông tin.

So với phương án đề xuất vào tháng 1/2014, tổng mức đầu tư mới mặc dù tiết kiệm được khoảng 24 triệu USD, nhưng vẫn phát sinh thêm 315 triệu USD, trong đó phần vốn vay ODA Trung Quốc tăng thêm 250,62 triệu USD và vốn đối ứng của Việt Nam (chủ yếu dành cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng, chi phí quản lý dự án…) cần thêm 64,56 triệu USD.
Trong số các khoản phát sinh tại tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, “nặng” nhất là chi phí xây dựng (tăng 146,3 triệu USD); chi phí thiết bị (tăng 77 triệu USD); mua sắm đoàn tàu (tăng 19,41 triệu USD); chi phí giải phóng mặt bằng (tăng 24,41 triệu USD); lãi vay, phí quản lý, phí cam kết (tăng 21,44 triệu USD)…
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, quyền Tổng giám đốc Ban quản lý dự án, có 3 nhóm nguyên nhân đẩy chi phí Dự án tăng cao, gồm: điều chỉnh, bổ sung phát sinh so với thiết kế cơ sở (thay đổi phương án nhà ga, thay vật liệu vỏ tàu…); biến động giá nguyên vật liệu, tỷ giá quy đổi, chế độ chính sách; giải phóng mặt bằng kéo dài.

vanchuyenduongsat

Theo báo Dân trí đã có cuộc trao đổi với ông Phan Công Thọ – Phó Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH – về nội dung này.

Những sai phạm về lĩnh vực lao động việc làm được phát hiện sau khi thanh tra tại công trình thi công đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) là gì, thưa ông?

Qua kiểm tra, thanh tra Bộ LĐ-TB&XH phát hiện doanh nghiệp chưa thực hiện đúng nhiều quy định của pháp luật lao động.

Các vi phạm được phát hiện như: Chưa báo cáo định kỳ về tình hình sử dụng và nhu cầu tuyển dụng lao động 6 tháng, hàng năm với cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương.

Trong hợp đồng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động chưa thỏa thuận cụ thể, như: Không thỏa thuận nội dung bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; mục công việc phải làm ghi “người sử dụng lao động căn cứ yêu cầu công việc kinh doanh sản xuất và năng lực thể hiện của người lao động đế sắp xếp công việc và nơi làm việc hợp lý”.

Ban Quản lý dự án đường sắt Cát Linh- Hà Đông cũng phản ánh, tiến độ thi công đúc đầm bê tông để gác lên trụ cầu chậm, từ 4 dầm trong 1 đêm đã xuống còn 1 dầm. Thậm chí trong nửa đầu tháng 9 chỉ làm được 6 phiến dầm. Lý do của việc chậm trễ này được Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long- đơn vị thi công cho biết, là do Tổng thầu không cung cấp vật liệu, cũng như biện pháp thi công chuyển từ công nghệ cao xuống công nghệ thấp khiến mất thời gian, không đảm bảo an toàn lao động, đơn vị thi công phải cắt giảm nhân sự đúc đầm.

Tags: