Tai nạn đường sắt liên tục tăng, có phải lỗi do dân?

Chỉ trong tháng 10/2016 đã xảy ra liên tiếp sáu vụ tai nạn đường sắt thương tâm: 4/10, một người đàn ông khoảng 30 tuổi đi bộ trên đường ray đã bị tàu hỏa cán phải tại tỉnh Đồng Nai; 9/10 tại Nam Định một người lái xe ôm 50 tuổi tử vong vì tàu tông khi băng qua đường sắt đón khách; tại TP Biên Hòa một người đàn ông bất ngờ bỏ xe máy lao vào tàu ngày 10/10; thương tâm nhất là ngày 24/10 tại Thường Tín, Hà Nội một chiếc ô tô chở 7 người bị tàu hỏa tông trực diện làm 5 người thiệt mạng, 2 người bị thương nặng; Cũng tại Thường Tín ngày 26/10 một nam thanh niên băng qua đường sắt vào khu dân cư cũng bị tàu tông tử vong tại chỗ. Đó như một hồi chuông báo động cho người dân khi ấn họa tai nạn đường sắt đang ngày một gia tăng một cách trầm trọng. Vậy nguyên nhân gây ra những thảm kịch này là gì?

tau-hoa-cho-hang
Phó TGĐ Tổng Công ty Đường sắt VN Đoàn Duy Hoạch sau khi trao đổi với báo giao thông cho rằng: các vụ tai nạn trên xảy ra phần lớn đều do những nguyên nhân khách quan nằm ngoài ngành Đường sắt.
Qua phân tích nguyên nhân các vụ tai nạn nêu trên thì lãnh đạo ngành Đường sắt cũng chỉ ra rằng 80% số vụ tai nạn đường sắt có nguyên nhân bắt nguồn chủ yếu do lỗi vi phạm của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và người tham gia giao thông khi đi qua đường ngang như:

  • Không chú ý tín hiệu tại đường ngang, tín hiệu của nhân viên gác chắn, không chú ý quan sát biển báo;
  • Cố tình vượt qua đường ngang khi thiết bị tín hiệu cảnh báo tự động đã báo hiệu có tàu sắp đến.
  • Không làm chủ được tốc độ để đâm vào tàu khi tàu đang chạy qua đường ngang.
  • Không chú ý quan sát tàu hỏa trước khi vượt qua đường ngang (với những đường ngang không có người gác chắn).
  • Một phần do ý thức của người dân sinh sống gần đó không chấp hành luật lệ ATGT đường sắt
  • Dân cư sống ở 2 bên đường sắt không có đường đi riêng do vậy các hộ dân đã tùy tiện dỡ bỏ rào chắn để mở các đường đi trái phép vượt qua đường sắt, nhất là ở một số nơi đường dân sinh liền kề, sát nhau thường rất dễ xảy ra tai nạn.
  • Tuy nhiên bên cạnh đó không thể không kể đến vai trò của chính quyền
  • Công tác quản lý nhà nước về hành lang an toàn giao thông đường sắt còn thiếu kiên quyết, lỏng lẻo, chưa đủ sức răn đe người dân.
  • Một số chính quyền địa phương thả lỏng, thậm chí còn ra các quyết định vi phạm quy định của nhà nước về bảo vệ ATGT đường sắt, như: Cấp đất cho nhân dân trên dải đất dành cho hành lang đường sắt, cấp đất ở phía trong đường sắt nhưng không xây dựng đường gom, hàng rào, không có quy hoạch đường đi riêng,… để các hộ dân tự ý xây dựng nhà cao tầng, dựng các biển quảng cáo, làm mái vẩy, mái che, làm che khuất tầm nhìn của người lái tàu, gây mất an toàn cho tàu lưu thông, cho người và các phương tiện giao thông khác khi băng qua đường sắt.
  • Chưa xây dựng triệt để được hệ thống biển cảnh báo, lực lượng canh gác các chốt đường sắt trọng điểm để nhắc nhở người dân.

Để giảm thiểu tối đa các vụ tai nạn giao thông đường sắt trên, lãnh đạo ngành Đường sắt cần ráo riết bổ sung và thực hiện triệt để, chặt chẽ các giải pháp như:

  • Đầu tư và lắp đặt các hệ thống biển cảnh báo, xây dựng hệ thống gờ để giảm tốc tại các đường ngang dân sinh.
  • Bố trí thêm các lực lượng cảnh giới tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt 24/7.
  • Xây dựng thêm các hệ thống cảnh báo tự động bằng đèn tín hiệu, kể cả các đường ngang có người gác, đường ngang dân sinh có rào chắn và cả không có rào chắn.
  • Cần có sự đầu tư kinh phí để tạo điều kiện cho toàn hệ thống hạ tầng giao thông, nâng cấp các tuyến đường sắt hợp pháp, rà soát và dẹp bỏ các tuyến đường ngang tự phát, không hợp pháp.
  • Xử lý, ngăn chặn tình trạng một số kẻ xấu ăn cắp tư – vật liệu đường sắt gây ra một số sự cố trong quá trình lưu thông trên tuyến.
  • Giảm thiểu sự bùng nổ các phương tiện ôtô ở các thành phố, khu đông dân cư, thị xã,… gây ùn tắc giao thông tại các điểm giao cắt giữa đường sắt và đường bộ
  • Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về an toàn giao thông trên các tuyến đường ngang này để nâng cao ý thức của người tham gia giao thông – giải pháp mang tính chiến lược, lâu dài.
  • Xử phạt những phương tiện tham gia giao thông và người cố tình vi phạm ATGT đường sắt.

Hi vọng các vụ tai nạn giao thông đường sắt sẽ hạn chế lại tối đa để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho người và các phương tiện tham gia giao thông. Để làm được điều đó cần có sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ hơn giữa các cấp, các ngành, các địa phương và đặc biệt là ý thức của người dân.

 

Tags: