Từ 20/2, Cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình ô tô được phép chạy 120km/h

Ngày 15/2/2016 Bộ GTVT có văn bản số 1621 thống nhất đề xuất của VEC điều chỉnh tốc độ tối đa lưu hành cho phép trên tuyến cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình lên 120km/h do vậy các phương tiện sẽ được phép lưu thông với tốc độ này kể từ ngày 20/2.

tin-tuc-van-tai

Tuyến cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình là một tuyến cao tốc mới với chiều dài toàn tuyến là 56km với 4 nút giao ra vào lần lượt từ Bắc xuống Nam gồm: nút giao Đại Xuyên, Vực Vọng, Liêm Tuyền và Cao Bồ. Tuyến đường này có mặt cắt ngang cho 6 làn xe, bề mặt đường rông 22m có dải phân cách giữa, dải dừng xe khẩn cấp và dải an toàn về đường trồng cỏ. Đây là một dự án lớn phục vụ an toàn cho 25 triệu phương tiện đi lại, mang lại tiềm năng phát triển kinh tế cho đất nước, là nút giao thông quan trọng giữa các tỉnh là tiền đề phát triển trao đổi buôn bán thúc đẩy các ngành nghề, các khu công nghiệp, thương mại và dịch vụ phát triển.
Nếu như cao tốc Hà Nội – Hải Phòng ở khu vực phía Bắc được chạy với tốc độ tối đa 120 km/h, khoảng cách giữa các làn xe tối thiểu là 100m, các loại ô tô có tốc độ thiết kế dưới 60 km/h, xe máy, xe thô sơ không được phép đi lại tại đây hay ở phía Nam là tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giấy cũng được phép chạy với tốc độ tối đa như vậy thì nay tuyến cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình sẽ là tuyến cao tốc thứ 3 được thiết kế cho phép chạy với tốc độ 120 km/h. Tuyến cao tốc này được bao phủ lớp mặt tạo nhám để đảm bảo tốc độ đồng thời đi kèm với nó là các hạng mục phụ trợ nhằm nâng cao chất lượng lượng dịch vụ, đảm bảo an toàn giao thông và êm thuận cho các phương tiện giao thông lưu thông trên tuyến đường này.
Trước dịp nghỉ tết vừa qua tại tuyến cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình là tuyến đường có lưu lượng xe đi lại tăng kỉ lục, cá biêt là ngày 27 tết lượng xe trên tuyến lên tới 56.000 lượt xe/ ngày đêm. Đây là tuyến cao tốc mới được đi vào hoạt động cách đây không lâu và được xây dựng 4 trạm thu tương ứng với các nút giao do vậy khi đi qua các trạm thu phải chi trả nhiều chi phí vé là không thể tránh khỏi. Theo như tâm sự của bạn có nick Fb BTN trả lời bình luận trên báo Dân Trí rằng: “Mình đi lễ hội từ Hà Nội đến chùa Hương với khoảng 58km, với xe nhỏ hơn chín chỗ thì vé lượt đi là 35.000đ/vé và về hết 45.000đ/vé.” Tuy nhiên các bạn thử suy nghĩ mà xem nếu đi đường quốc lộ cũ các bạn sẽ tốn nhiều thời gian hơn và tiêu tốn nhiều chi phí vận tải hơn.

Một ý kiến của một bạn đọc giả khác lại cho rằng: “những ai đã lái xe trên đường 5 cũ giờ chuyển sang cao tốc đi mới thấy giá trị của nó. Mức phí nghe qua thấy cao nhưng việc tiết kiệm nhiên liệu và thời gian chạy xe cũng như sự nhàn nhã khi chạy trên cao tốc đã là quá đủ để ta trả phí đó. Cá nhân mình vẫn chạy cao tốc cho dù giá phí có đắt hơn. Còn nếu chê đắt mời các bạn vẫn chạy đường cũ” Có thể thấy rằng mặc dù đi đường cao tốc phải trả một mức chi như vậy có lẽ là rất phù hợp bởi rằng đi trên tuyến cao tốc này sẽ tiết kiệm ½ thời gian lưu thông và tiết kiệm 15% chi phí vận tải so với lưu thông trên quốc lộ cũ.

 

Tags: