Bộ GTVT đang lập dự án quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn (1.435 mm) Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng để khớp nối liên vận với đường sắt Trung Quốc.

Bộ GTVT đang lập dự án quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn (1.435 mm) Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng để khớp nối liên vận với đường sắt Trung Quốc.Đường sắt Trung Quốc chủ yếu sử dụng khổ ray tiêu chuẩn (1.435 mm) phổ biến tại nhiều quốc gia. Trong khi hầu hết đường sắt Việt Nam vẫn theo khổ 1.000 mm từ thời Pháp. Hiện Việt Nam mới chỉ có một số tuyến ray khổ lồng giúp tàu liên vận từ Việt Nam sang Trung Quốc (ví dụ tuyến Hà Nội – Đồng Đăng – Bằng Tường).

Để khai thác tối đa hành lang Đông – Tây qua Trung Quốc đi các nước Trung Á và châu Âu, Bộ GTVT đang xem xét báo cáo giữa kỳ dự án quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.

Theo báo cáo của đơn vị tư vấn lập quy hoạch là Viện khảo sát thiết kế số 5 đường sắt Trung Quốc, tuyến đường sắt mới dự kiến dài 393 km, đi qua 8 tỉnh, TP gồm: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng với điểm kết thúc tại cảng Lạch Huyện (Hải Phòng).

Trong đó, tổng chiều dài cải tạo tuyến đường sắt khổ 1.000 mm là 12,9 km; đoạn kết nối từ ga Hà Khẩu Bắc tới ga Lào Cai dài 5,6 km, đoạn kết nối đầu mối Hà Nội dài 6,8 km. Toàn tuyến có 37 ga, xây mới 96 cầu, 26 hầm tổng chiều dài 25,4 km, cải tạo 1 hầm 72 m, xây mới 1.084 hầm chui dân sinh.

Tuyến đường sắt Lào Cai – Hải Phòng hiện nay có tiêu chuẩn và năng lực thấp, vận tốc vận hành trung bình là 50 km/h, không thể đáp ứng được các nhu cầu vận tải ngắn và dài hạn.

Quan trọng hơn, tuyến Lào Cai – Hải Phòng vẫn dùng đường ray khổ 1.000 mm vốn đã lạc hậu so với khổ tiêu chuẩn 1.435 mm. Điểm hạn chế này khiến tàu Việt Nam không thể liên vận sâu vào lãnh thổ Trung Quốc và ngược lại.

Với sự chênh lệch khổ đường, tàu hàng từ Việt Nam sang phải qua ga Hà Khẩu đến ga Sơn Yêu để làm thủ tục hải quan, sau đó quay lại trở lại ga Hà Khẩu Bắc để chuyển đổi tàu gây phát sinh chi phí và tốn thời gian.

Hiện giữa Việt Nam và Trung Quốc chưa thống nhất được phương án kết nối khổ đường nên chưa biết được dự kiến tổng mức đầu tư. Bộ GTVT đang làm việc với phía Trung Quốc để thống nhất phương án chung, từ đó trình Chính phủ phê duyệt.

Đường sắt Trung Quốc chủ yếu sử dụng khổ ray tiêu chuẩn (1.435 mm) phổ biến tại nhiều quốc gia. Trong khi hầu hết đường sắt Việt Nam vẫn theo khổ 1.000 mm từ thời Pháp. Hiện Việt Nam mới chỉ có một số tuyến ray khổ lồng giúp tàu liên vận từ Việt Nam sang Trung Quốc (ví dụ tuyến Hà Nội – Đồng Đăng – Bằng Tường).

Tags: