8 việc chủ xe cần thực hiện để phòng cháy nổ xe

Trong thời gian gần đây, hàng loạt vụ cháy nổ xe ô tô bất ngờ xảy ra khiến không ít tài xê hoang mang, lo lắng. Ngày 31/7, lúc 21 giờ 35 tại đoạn giao nhau giữa đường Trần Quốc Toản – Bạch Đằng (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) xảy ra một vụ cháy ô tô 4 chỗ ngồi trong lúc xe đang lưu thông trên đường.

Ngày 14-9, tại Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài (Hà Nội) lúc 0 giờ 45 phút đã xảy ra vụ cháy xe ô tô 4 chỗ tại khu vực phía trong sân đỗ nhà ga T2 của sân bay, làm một người tử vong; Trưa 3/10 tại Tp Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh, một chiếc ô tô bất ngờ phát nổ làm 2 người thiệt mạng; Cũng tại Cẩm Phả, Quảng Ninh sang 29/10, ngay trước cửa trụ sở công an phường Cửa Ông, một chiếc ô tô 5 chỗ đỗ trước cửa đột nhiên bốc cháy dữ dội. Những vụ cháy nổ xe diễn ra với tần suất gần nhau và mức thiệt hại khá là nghiêm trọng không chỉ có xe mà còn có tính mạng con người.

Tự tử trên taxi tại Cẩm Phả

Đây là một sự cố rất nghiêm trọng mà các chủ xe không thể lường trước được, do đó ngoài các vấn đề ngoài tầm kiểm soát của người lái xe thì để phòng tránh sự cố này thì các chủ xe nên thực hiện đủ 8 lưu ý sau đây để có thể chủ động đảm bảo an toàn cho chính người ngồi trong xe, cho chiếc xe và những người xung quanh:
1. Lái xe một cách an toàn:
Một trong những nguyên nhân gây ra cháy xe là do những vụ tai nạn hay va chạm trên đường. Việc giảm thiểu, hạn chế nguy cơ tai nạn chính là điều mà lái xe là người có thể chủ động được để bảo vệ chính bản thân, người ngồi cùng xe và những người khác.
Khi lái xe, lái xe phải cảnh giác với những đường dây điện bị rơi xuống. Nhất là sau các cơn bão lớn, các cơ sở hạ tầng như nhà cửa, đường điện… là những yếu tố nguy cơ tiềm ẩn gây cháy cao nếu tiếp xúc với các chất dễ cháy nổ như nhiên liệu của xe. Vì vậy nên tránh các khu vực này đặc biệt là khi vừa hoặc đang có gió bão.
2. Trang bị thiết bị chữa cháy cầm tay:
Trên chiếc xe của bạn nên trang bị bình cứu hỏa, thiết bị báo cháy và một số thiết bị cứu hộ di động cỡ nhỏ khác; nên lựa chọn những thiết bị hiện đại nhất, phù hợp nhất với xe của mình bởi thiết bị chữa cháy cho gia đình hoặc các căn hộ thường có kích thước lớn hơn, khó mang và sử dụng trong xe.
3. Giữ xe sạch sẽ, không vứt giấy rác bừa bãi:
Nếu trên xe bạn có các loại rác dễ cháy thì có nghĩa là nguy cơ xảy ra cháy cao hơn. Vì vậy, nên dọn rác trong xe thường xuyên và tốt nhất là không nên vứt trên xe.
4. Không vận chuyển các chất dễ cháy:
Xăng, dầu, rượu, cồn,… là những dung môi rất dễ cháy. Điều đó cũng có nghĩa là không chỉ không vận chuyển mà trên hành trình hoặc nếu đỗ xe thì nên giữ xe tránh xa các khu vực chứa các chất dễ cháy như trên.
5. Đảm bảo các thiết bị sử dụng điện trong xe được lắp đặt đúng cách:
Đây cũng là một lưu ý khá quan trọng bởi nếu các đường dây điện kết nối sai sẽ gây ra chập cháy trong quá trình vận hành xe. Ngoài ra, việc lựa chọn thiết bị tiêu thụ điện chất lượng tốt trong xe cũng giúp giảm thiểu được nguy cơ cháy nổ trong xe.
6. Bảo trì, bảo dưỡng, kiểm tra, vệ sinh ắc quy điện:
Ắc quy điện của xe là nơi tích trữ nhiều nguồn điện với áp lực cao nên nếu xảy ra trục trặc gì thì hậu quả thật khó lường. Do đó bạn nên kiểm tra, bảo trì bảo dưỡng và vệ sinh ắc quy điện một cách thường xuyên và định kỳ.
7. Thường xuyên kiểm tra các đường dẫn nhiên liệu và bình chứa nhiên liệu:
Nếu đường dẫn nguyên liệu bị nứt, thủng sẽ gây rò rỉ nhiên liệu, tạo điều kiện bén ngay khi gặp lửa (ví dụ khi gặp tàn thuốc lá; lái xe sát hoặc dưới các khu vực có thợ cơ khí đang hàn xì;…). Nên kiểm tra cả bình chứa và kim phun nhiên liệu, đảm bảo chúng hoạt động bình thường và không có hiện tượng rò rỉ.
8. Đảm bảo an toàn trong và xung quanh khu vực garage, nơi đậu xe:
Khi nghỉ ngơi, đậu xe qua đêm hoăc đậu trong khoảng thời gian dài từ vài giờ đồng hồ trở lên, trước khi rời khỏi xe bạn nên kiểm tra các hệ thống điện trong xe đã tắt hết chưa, khi ra khỏi xe giành ít thời gian quan sát xung quanh khu vực đậu xe xem có đường điện bị chập, hở, máy phát điện,… gần xe bạn hay không.
Chúc bạn lái xe an toàn!

Tags: