WTO đối với Vận tải – Phân phối – Logistics

Khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ có điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát triển, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động trong đó có ngành vận tải, phân phối và logistics. Nhưng mặt khác sẽ có một bộ phận lao động trình độ thấp mất việc làm, cạnh tranh về lao động sẽ gay gắt hơn trong lúc đó lực lượng lao động di cư, lao động phi chính quy ngày càng lớn… đặc biệt là đối với ngành vận tải, phân phối và logistics như đã nói ở trên là những ngành mà Việt Nam chúng ta còn yếu cả về vốn và kinh nghiệm.

Để biết được khi tham gia vào WTO, Việt Nam đã phải cam kết mở cửa những gì với các nước thành viên của tổ chức này về ngành vận tải, phân phối và logistics và lộ trình của nó ra sao, chúng tôi sưu tầm được một số bài viết quan trọng của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam về các cam kết của Việt Nam post lên diễn đàn để các bạn cùng nghiên cứu, thảo luận để đưa ra các kế hoạch, định hướng cho doanh nghiệp mình trước những thách thức và cơ hội thời WTO.

Dưới đây là là hệ thống ngắn gọn và các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO đối với Vận tải và Phân phối – Logistics. (do văn bản dài nên chúng tôi mỗi ngày sẽ post một đoạn cho đến hết toàn bộ nội dung)

CAM KẾT WTO VỀ PHÂN PHỐI – LOGISTICS
( Cam kết của Việt Nam ra nhập WTO trong lĩnh vực dịch vụ )

MỤC LỤC

CAM KẾT WTO ĐỐI VỚI DỊCH VỤ PHÂN PHỐI

1. Việt Nam cam kết mở cửa những dịch vụ phân phối nào khi gia nhập WTO ?
2. Nhà phân phối có vốn đầu tư nước ngoài được phép phân phối những loại hàng hóa nào ?
3. Lộ trình mở cửa phân phối từng loại hàng hóa cho các nhà phân phối nước ngoài được qui định như thế nào ?
4. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể thực hiện hoạt động phân phối tại Việt Nam dưới các hình thức nào ?
5. Căn cứ nào để cho phép hay từ chối việc lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ đầu tiền của nhà phân phối FDI ?
6. Tình hình cấp thép cho các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực phân phối ở Việt Nam ?
7. Các doanh nghiệp phân phối nước ngoài được chi nhánh để phân phối hàng hóa ở Việt Nam không ?
8. Nhà phân phối ngưới ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam có được phân phối hàng hóa ở Việt Nam không ?
9. Doanh nghiệp FDI được quyền nhập khẩu sản phẩm có được đồng thời phân phối sản phẩm này không ?
10. Doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực sản xuất ở Việt Nam có được lập cơ sở bán lể để bán các sản phẩm dó mình sản xuất hoặc nhập khẩu không ?
11. Dự án xây khu siêu thị để cho thuê, gian hàng có phải áp dụng các cam kết về dịch vụ phân phối không ?
12. Việt Nam quy định về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối ở văn bản nào ?

CAM KẾT WTO ĐỐI VỚI DỊCH VỤ LOGISTICS

13. Việt Nam cam kết dịch vụ logistics gì khi gia nhập WTO ?
14. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể cung cấp dịch vụ xếp dỡ container, dịch vụ kho bãi tại Việt Nam dưới hình thức và điều kiện nào ?
15. Các nhà đầu tư nước ngoài có được đầu tư xây dựng và vận hành kho ngoại quan ở Việt Nam không ?
16. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể cung cấp dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa tại Việt Nam dưới các hình thức nào ?
17. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể cung cấp dịch vụ thông quan tại Việt Nam dưới các hình thức nào ?
18. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể cung cấp dịch vụ logistics nào khác không ?

Bài viết chi tiết

 

CAM KẾT WTO ĐỐI VỚI DỊCH VỤ PHÂN PHỐI

1 . Việt Nam cam kết mở cửa những dịch vụ phân phối nào khi gia nhập WTO ?

Gia nhập WTO, Việt Nam cam kết mở cửa tất cả các phân ngành dịch vụ phân phối theo phân loại của WTO, bao gồm:

+ Dịch vụ đại lý hoa hồng;
+ Dịch vụ bán buôn;
+ Dịch vụ bán lẻ (bao gồm cả hoạt động bán hàng đa cấp);
+ Dịch vụ nhượng quyền thương mại.

Ghi chú 1 : Quy chế áp dụng cho dịch vụ ” Chua cam kết ” và dịch vụ ” Đã cam kết ” khác nhau như thế nào. 

Theo nguyên tắc về cam kết dịch vụ trong WTO , về cơ bản , quy chế áp dụng cho các loại dịch vụ sẽ tuân thủ yêu cầu sau :

  • Đối với các dich vụ đã cam kết ( đuợc liệt kê trong Biểu cam kết ) : Việt Nam buộc phải mở cửa thị trường các dịch vụ đó cho nhà đầu tư nước ngoài tối thiểu là như mức đã cam kết ( có thể mở cửa nhanh hơn ,manh hơn mức cam kết )
  • Đối với các dịch vụ chưa cam kết ( không đuợc liệt kê trong Biểu cam kết ) : Việt Nam có quyền cho phép hoặc không cho phép nhà đầu tư nước ngòai tham gia cung cấp các dịch vụ này tại Việt Nam theo mức độ , điều kiện mà mình quy định .

2. Nhà phân phối có vốn đầu tư nước ngòai đuợc phép phân phối nhưng loại hàng hóa nào ?

Gia nhập WTO, Việt Nam cam kết mở cửa các dịch vụ phân phối đối với tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và các sản phẩm nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam kể từ ngày 11/1/2007, trừ một số mặt hàng thuộc các nhóm sau đây :

  • Thuốc lá và xì gà;
  • Sách, báo và tạp chí, vật phẩm đã ghi hình;
  • Kim loại quý và đá quý;
  • Dược phẩm;
  • Thuốc nổ;
  • Dầu thô và dầu đã qua chế biến;
  • Gạo, đường mía và đường củ cải.

Việc hạn chế phân phối những loại mặt hàng này được dỡ bỏ dần theo lộ trình (giảm dần các mặt hàng thuộc diện bị cấm phân phối đối với nhà phân phối có vốn đầu tư nước ngoài).

Ngoại lệ: 

Hạn chế về loại hàng hóa được phép phân phối này không áp dụng đối với các nhà phân phối có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam trước ngày 11/1/2007 (thời điểm Việt Nam gia nhập WTO) nếu giấy phép đầu tư cho phép họ phân phối các mặt hàng này.

Ghi chú 2 : Có thể tìm danh sách chính xác các loại hàng hóa không cam kết mở cửa cho dịch vụ phân phối ở đâu?

Danh mục chính xác các loại mặt hàng không mở cửa cho dịch vụ phân phối nước ngoài được quy định tại Quyết định 10/2007/QĐ-BTM của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương).

Danh mục này được xác định theo mã phân loại HS của biểu thuế quan.

Nhà phân phối nước ngoài hoặc có vốn đầu tư nước ngoài không được phép phân phối các mặt hàng thuộc danh mục này tại Việt Nam.

3. Lộ trình mở cửa phân phối từng loại hàng hóa cho các nhà phân phối nước ngoài được qui định như thế nào ?

Theo biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam trong WTO, nhà phân phối có vốn đầu tư nước ngoài được phép phân phối các sản phẩm theo lộ trình thời gian sau đây:

(i) Từ ngày 11/1/2007: được quyền phân phối tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và các sản phẩm nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam, ngoại trừ:

  • Xi măng và clinke;
  • Lốp (trừ lốp máy bay);
  • Giấy;
  • Máy kéo; phương tiện cơ giới;
  • Ô tô con và xe máy;
  • Sắt thép;
  • Thiết bị nghe nhìn;
  • Rượu và phân bón.

(ii) Từ ngày 1/1/2009: Bổ sung thêm quyền phân phối thông qua dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ đối với các sản phẩm máy kéo, phương tiện cơ giới, ô tô con và xe máy;

(iii) Từ ngày 11/1/2010Không có bất kỳ hạn chế nào về sản phẩm được phép phân phối (miễn là các sản phẩm đó được sản xuất tại Việt Nam hoặc được nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam).

Ghi chú 3: Ví dụ về quyền phân phối ô tô nhập khẩu tại Việt Nam của doanh nghiệp FDI sản xuất, lắp ráp ô tô

Theo cam kết, Việt Nam chỉ cho phép các nhà phân phối có vốn đầu tư nước ngoài được phép phân phối ô tô con và xe máy nhập khẩu kể từ ngày 1/1/2009.

Do đó, doanh nghiệp FDI sản xuất/lắp ráp ô tô tại Việt Nam sẽ chỉ được quyền phân phối ô tô nhập khẩu với hai điều kiện:

  • Doanh nghiệp đó được cấp phép thực hiện hoạt động phân phối;
  • Việc phân phối ô tô nhập khẩu của họ được thực hiện sau ngày 1/1/2009.

4. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể thực hiện hoạt động phân phối tại Việt Nam dưới các hình thức nào?

Việt Nam cam kết cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện hoạt động phân phối tại Việt Nam dưới các hình thức sau:

  • Lập liên doanh với đối tác Việt Nam với điều kiện phần vốn nước ngoài trong liên doanh không quá 49% (từ ngày 1/1/2008 sẽ không hạn chế vốn nước ngoài trong liên doanh);
  • Lập doanh nghiệp phân phối 100% vốn nước ngoài (với điều kiện là phải lập sau ngày 1/1/2009).

Một hạn chế chung trong hoạt động của các hình thức hiện diện thương mại này là họ chỉ được phép cung cấp dịch vụ bán lẻ thông qua việc lập cơ sở bán lẻ (cửa hàng, siêu thị…). Tuy nhiên, các doanh nghiệp phân phối có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được tự động mở một địa điểm bán lẻ, việc thành lập các cơ sở bán lẻ (ngoài cơ sở thứ nhất) phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Việc lập cơ sở bán buôn không phải chịu hạn chế này.

Ghi chú 4 : Việc cho phép thành lập liên doanh không hạn chế tỷ lệ vốn nước ngoài được hiểu như thế nào?

Trong một số cam kết dịch vụ, Việt Nam cho phép “thành lập liên doanh không hạn chế tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài” theo lộ trình (kết thúc lộ trình vẫn chỉ cho phép thành lập liên doanh với một tỷ lệ vốn tối đa của nhà đầu tư nước ngoài).

Cam kết này được hiểu là Việt Nam cho phép thành lập liên doanh với tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài trong liên doanh có thể lên đến 99,99%. Tuy nhiên, cho phép thành lập liên doanh không hạn chế vốn không đồng nghĩa với việc cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

5. Cơ quan Nhà nước căn cứ vào đâu để cho phép hay từ chối việc lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ đầu tiên của nhà phân phối FDI ?

Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam có quyền xem xét nhu cầu kinh tế để cho phép hay từ chối yêu cầu lập cơ sở bán lẻ thứ hai trở đi của các doanh nghiệp phân phối có vốn đầu tư nước ngoài.

Ví dụ:

Một doanh nghiệp phân phối A có vốn đầu tư nước ngoài muốn mở thêm một siêu thị bán lẻ tại địa phương X (ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất của doanh nghiệp A), cơ quan có thẩm quyền có thể sẽ xem xét số lượng người tiêu dùng tại địa phương, số các siêu thị, cửa hàng hiện có, dự tính nhu cầu trong tương lai… để quyết định có cho phép doanh nghiệp A mở thêm siêu thị bán lẻ hay không.

Như vậy, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể xem xét quyết định cho phép hay không cho phép doanh nghiệp phân phối có vốn đầu tư nước ngoài mở cơ sở bán lẻ thứ hai theo từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, Việt Nam cũng cam kết đảm bảo:

  • Quy trình xem xét, cấp phép cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở thứ nhất được xây dựng và công bố công khai; v�
  • Việc kiểm tra nhu cầu kinh tế và quyết định cấp phép dựa trên các tiêu chí khách quan, bao gồm số lượng các nhà cung cấp dịch vụ (các cơ sở bán lẻ) đang hiện diện trong một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường và và quy mô địa lý.

Ghi chú 5 : Kiểm tra nhu cầu kinh tế là gì ?

Kiểm tra nhu cầu kinh tế (Economic Need Test-ENT) có thể hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào tình hình thực tế để xem xét có cấp phép cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay không.

Đây là một hình thức mang tính hạn chế hoạt động của nhà phân phối FDI (bởi nó phụ thuộc vào tiêu chí và sự xem xét theo từng trường hợp cụ thể của cơ quan có thẩm quyền).

Ghi chú 6 : Tiêu chí xem xét cho nhà phân phối FDI mở cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất theo pháp luật VN hiện hành ?

Theo Thông tư 09/2007/TT-BTM (hướng dẫn thi hành Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/2/2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam), các tiêu chí để xem xét cho phép lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất bao gồm:

  • Số lượng các cơ sở bán lẻ đã có tại khu vực địa lý liên quan;
  • Sự ổn định của thị trường;
  • Mật độ dân cư trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi xin phép đặt cơ sở bán lẻ;
  • Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch của tỉnh, thành phố đó.

6. Tình hình cấp phép cho các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực phân phối ở Việt Nam ?

Trước khi gia nhập WTO, trên thực tế Việt Nam đã cho phép các doanh nghiệp phân phối nước ngoài được thiết lập liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp phân phối có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép trước đó (kể cả các doanh nghiệp, siêu thị 100% vốn đầu tư nước ngoài) sẽ tiếp tục được hoạt động với các điều kiện như đã quy định trong giấy phép.

Tuy nhiên, kể từ thời điểm 11/1/2007, việc thành lập mới các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực phân phối phải tuân thủ đúng cam kết (khó khăn hơn trước đây).

Ghi chú 7 Một số ví dụ về hiện diện của các nhà phân phối nước ngoài lớn ở Việt Nam trước 11/1/2007

Tính đến cuối năm 2006, thị trường phân phối ở Việt Nam đã có nhiều doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài của các tập đoàn phân phối lớn trên thế giới, ví dụ:

  • Metro Cash & Carry (Đức): có các siêu thị tại TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ;
  • BigC: có các siêu thị tại TP.HCM, Hà Nội và Hải Phòng.
  • Tập đoàn bán lẻ Parkson (Malaysia): siêu thị tại TP.HCM, Hải Phòng;
  • Tập đoàn Dairy Farm (Singapore) cũng nộp đơn xin thành lập công ty 100% vốn nước ngoài;
  • Lotte (Hàn Quốc) xin thành lập liên doanh

7. Doanh nghiệp phân phối nước ngoài có được lập chi nhánh để phân phối hàng hóa ở Việt Nam không?

Việt Nam không cam kết về việc cho phép doanh nghiệp phân phối nước ngoài được lập chi nhánh để thực hiện các hoạt động đại lý hoa hồng, dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ.

Tuy nhiên, đối với dịch vụ nhượng quyền thương mại, từ ngày 11/01/2007, các doanh nghiệp nước ngoài có thể lập chi nhánh để cung cấp dịch vụ này với điều kiện trưởng chi nhánh phải là người thường trú tại Việt Nam

8. Nhà phân phối nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam có được phân phối hàng hóa ở Việt Nam không ?

Theo cam kết WTO, đối với các doanh nghiệp phân phối nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam (không thiết lập liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài), Việt Nam chỉ cho phép họ phân phối qua biên giới các sản phẩm sau:

  • Các sản phẩm phục vụ nhu cầu cá nhân;
  • Các chương trình phần mềm máy tính hợp pháp phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc vì mục đích thương mại

Quy định này áp dụng với trường hợp bán hàng trực tiếp cũng như bán hàng qua mạng hoặc đặt hàng qua thư.

9. Doanh nghiệp FDI được quyền nhập khẩu sản phẩm có được đồng thời phân phối sản phẩm đó hay không ? 

Theo cam kết, quyền nhập khẩu không gắn với quyền phân phối. Vì vậy, các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhập khẩu sản phẩm muốn phân phối các sản phẩm này phải đăng ký thêm quyền phân phối đối với sản phẩm này. Nếu không có quyền phân phối sản phẩm thì sau khi nhập khẩu hàng hóa, doanh nghiệp nhập khẩu có thể bán lại cho các cá nhân, doanh nghiệp khác có quyền phân phối hàng hóa đó.

Ghi chú 8 Pháp luật Việt Nam về quyền phân phối sản phẩm nhập khẩu của doanh nghiệp FDI ?

Theo quy định tại Thông tư 09/2007/TT-BTM của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu sau khi nhập khẩu hàng hóa được bán mỗi nhóm hàng nhập khẩu cho một thương nhân có đăng ký kinh doanh mua bán hoặc có quyền phân phối nhóm hàng đó.
Nếu doanh nghiệp có cả quyền nhập khẩu và quyền phân phối hàng hóa thì sau khi nhập khẩu sẽ được phân phối các sản phẩm của mình.

Như vậy Thông tư đã ghi nhận đúng các cam kết trong WTO của Việt Nam về vấn đề này.

10. Doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực sản xuất ở Việt Nam có được lập cơ sở bán lẻ để bán các sản phẩm do mình sản xuất hoặc nhập khẩu không ?

Quyền phân phối đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chỉ dành cho những doanh nghiệp nào đã đăng ký kinh doanh ngành phân phối. Vì vậy, những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam nếu muốn mở cơ sở bán lẻ để bán các sản phẩm do mình sản xuất hoặc nhập khẩu thì phải có đăng ký kinh doanh ngành phân phối (đã đăng ký khi thành lập hoặc đăng ký kinh doanh bổ sung) và tuân thủ các quy định về lộ trình phân phối đối với loại sản phẩm liên quan.

11. Dự án xây các khu siêu thị để cho thuê gian hàng có phải áp dụng các hạn chế quy định tại biểu cam kết về dịch vụ phân phối không ?

Việc xây các khu siêu thị để cho thuê các gian hàng và việc thực hiện dịch vụ phân phối là hai việc khác nhau. Nếu doanh nghiệp chỉ đầu tư để xây khu siêu thị, sau đó cho thuê gian hàng thì không phải là dịch vụ phân phối và sẽ không phải áp dụng các hạn chế quy định tại cam kết dịch vụ phân phối.

Chỉ khi nào chủ đầu tư (xây khu siêu thị) cũng đồng thời trực tiếp bán các sản phẩm, hàng hóa tại siêu thị đó thì lúc đó mới được coi là thực hiện dịch vụ phân phối và phải tuân thủ các quy định liên quan đến cam kết về dịch vụ phân phối.

12. Việt Nam quy định về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối ở văn bản nào ?

Các văn bản pháp luật trong nước điều chỉnh dịch vụ phân phối bao gồm:

  • Luật Doanh nghiệp 2005;
  • Luật Đầu tư năm 2005;
  • Luật Thương mại 2005;
  • Nghị định 23/2007/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
  • Quyết định 10/2007/QĐ-BTM công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa;
  • Thông tư 09/2007/TT-BTM hướng dẫn thi hành Nghị định số 23/2007/NĐ-CP;
  • Nghị định 110/2005/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp

Nội dung: Các văn bản này được xây dựng trên cơ sở các nội dung cam kết của Việt Nam trong WTO

13. Việt Nam cam kết mở cửa những dịch vụ logistics nào khi gia nhập WTO ?

Theo phân loại các ngành/phân ngành dịch vụ của WTO thì không có khái niệm dịch vụ logistics. Các hoạt động logistics cụ thể thực tế nằm trong các phân ngành dịch vụ hỗ trợ vận tải, thuộc ngành dịch vụ vận tải.

Gia nhập WTO, liên quan dịch vụ logistics, Việt Nam đã cam kết mở cửa các phân ngành sau:

  • Dịch vụ xếp dỡ công ten nơ;
  • Dịch vụ thông quan;
  • Dịch vụ kho bãi;
  • Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa;
  • Các dịch vụ thực hiện thay mặt cho chủ hàng (bao gồm các hoạt động sau: kiểm tra vận đơn; dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa; giám định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; giám định hàng hóa; dịch vụ nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải

14. Nhà đầu tư nước ngoài có thể cung cấp dịch vụ xếp dỡ công ten nơ, dịch vụ kho bãi tại Việt Nam dưới hình thức và với điều kiện nào ?

Về dịch vụ xếp dỡ công ten nơ

Theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, muốn đầu tư để cung cấp dịch vụ vận chuyển, xếp dỡ công ten nơ tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài phải thiết lập liên doanh với đối tác Việt Nam và bị ràng buộc bởi các hạn chế sau:

  • Hạn chế về tỷ lệ vốn góp: trong liên doanh, tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 50%;
  • Hạn chế về hoạt động: Việt Nam có thể không cho phép các liên doanh này cung cấp dịch vụ xếp dỡ công ten nơ tại các sân bay

Về dịch vụ kho bãi

  • Theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, để đầu tư cung cấp dịch vụ kho bãi công ten nơ (bao gồm dịch vụ lưu kho công-ten-nơ, nhằm chất hàng vào/dỡ hàng ra, sửa chữa và chuẩn bị công-ten-nơ sẵn sàng cho việc gửi hàng), các nhà đầu tư nước ngoài phải thiết lập liên doanh với đối tác Việt Nam và tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 51%;
  • Kể từ ngày 11/1/2014, các nhà đầu tư nước ngoài có thể lập liên doanh với đối tác Việt Nam mà không bị hạn chế vốn của phía nước ngoài trong liên doanh hoặc lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

15. Nhà đầu tư nước ngoài có được đầu tư, xây dựng và vận hành các kho ngoại quan ở Việt Nam không ?

Gia nhập WTO, Việt Nam có đưa ra cam kết về dịch vụ kho bãi (dịch vụ mang mã CPC 742 trong Bảng Phân loại sản phẩm trung tâm của Liên Hợp Quốc).

Tiêu chí phân loại dịch vụ tại mã CPC 742 này là loại hàng hóa lưu giữ (hàng lạnh, chất lỏng hoặc ga…) mà không theo hình thức pháp lý của kho bãi (kho ngoại quan hay kho nội địa). Do đó, có thể hiểu dịch vụ mã CPC 742 mà Việt Nam đã cam kết bao gồm cả kho ngoại quan. Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư, xây dựng và vận hành các kho ngoại quan sẽ phải áp dụng các hạn chế nêu tại biểu cam kết dịch vụ kho bãi.

Theo cam kết đối với dịch vụ kho bãi thì:

  • Từ ngày 11/1/2007, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được thành lập liên doanh tại Việt Nam để kinh doanh kho ngoại quan với điều kiện trong đó tỷ lệ vốn nước ngoài trong liên doanh không được vượt quá 51%;
  • Từ ngày 11/1/2014, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được thành lập liên doanh không hạn chế tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

16. Nhà đầu tư nước ngoài có thể cung cấp dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa tại Việt Nam dưới các hình thức và với điều kiện nào?

Theo cam kết, nhà đầu tư nước ngoài muốn cung cấp dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa ở Việt Nam phải thiết lập liên doanh với đối tác Việt Nam. Trong liên doanh, tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 51%;

Kể từ ngày 11/1/2014, các nhà đầu tư nước ngoài có thể lập liên doanh với đối tác Việt Nam mà không bị hạn chế vốn của phía nước ngoài trong liên doanh hoặc lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Ghi chú 9 Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa bao gồm những dịch vụ gì ?

  • Giao nhận hàng hoá (tức là các hoạt động tổ chức và điều hành các hoạt động chuyên chở hàng hóa thay mặt người gửi hàng thông qua việc tìm kiếm dịch vụ vận tải và các dịch vụ liên quan);
  • Chuẩn bị chứng từ;
  • Cung cấp thông tin kinh doanh

17. Nhà đầu tư nước ngoài có thể cung cấp dịch vụ thông quan tại Việt Nam dưới các hình thức và điều kiện nào?

Muốn cung cấp dịch vụ thông quan, các nhà đầu tư nước ngoài phải thiết lập liên doanh với đối tác Việt Nam. Trong liên doanh, tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 51%.

Kể từ ngày 11/1/2012, các nhà đầu tư nước ngoài có thể lập liên doanh với đối tác Việt Nam mà không bị hạn chế vốn của phía nước ngoài trong liên doanh.

Ghi chú 10 : Dịch vụ thông quan là dịch vụ gì ?

Trong cam kết của Việt Nam tại WTO, dịch vụ thông quan là dịch vụ thay mặt một bên khác thực hiện các thủ tục hải quan liên quan tới xuất khẩu, nhập khẩu hoặc quá cảnh hàng hóa, dù dịch vụ này là hoạt động chính hay chỉ là một phần bổ sung thông thường trong hoạt động chính của nhà cung cấp dịch vụ.

18. Nhà đầu tư nước ngoài có thể cung cấp các dịch vụ logistics nào khác không ?

Ngoài các dịch vụ đã nêu ở các câu Hỏi và Đáp trên, các nhà đầu tư, cung cấp dịch vụ nước ngoài có thể tham gia cung cấp các dịch vụ sau ở Việt Nam (thay mặt chủ hàng):

  • Kiểm tra vận đơn;
  • Môi giới vận tải hàng hóa;
  • Giám định hàng hóa;
  • Lấy mẫu và xác định trọng lượng;
  • Nhận và chấp nhận hàng;
  • Chuẩn bị chứng từ vận tải

Muốn cung cấp các dịch vụ này, các nhà đầu tư nước ngoài phải thiết lập liên doanh với đối tác Việt Nam. Trong liên doanh, tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 49%.

Kể từ ngày 11/1/2010, hạn chế vốn nước ngoài trong liên doanh sẽ là 51%.

Kể từ ngày 11/1/2014 các nhà đầu tư nước ngoài có thể lập liên doanh với đối tác Việt Nam mà không bị hạn chế vốn của phía nước ngoài trong liên doanh.

CAM KẾT WTO VỀ VẬN TẢI
( Cam kết của Việt Nam ra nhập WTO trong lĩnh vực dịch vụ )
MỤC LỤC

1 . Gia nhập WTO, Việt Nam cam kết mở cửa thị trường những dịch vụ vận tải nào?
2 . Các doanh nghiệp hàng hải nước ngoài chưa có hiện diện thương mại tại Việt Nam có thể cung cấp các dịch 3 3 . .vụ nào cho các khách hàng tại Việt Nam?
4 . Nhà đầu tư nước ngoài có thể cung cấp dịch vụ hàng hải tại Việt Nam dưới các hình thức nào?
5 . Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về việc mở cửa thị trường dịch vụ hàng hải cho nhà đầu tư nước ngoài?
6 . Nếu Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường hàng hải trong một Hiệp định song phương rộng hơn mức cam kết trong WTO thì áp dụng quy định nào?
7 . Doanh nghiệp hàng hải nước ngoài và tàu của họ khi cập cảng Việt Nam được sử dụng các dịch vụ tại cảngtheo điều kiện nào?
8 . Việt Nam cam kết gì về mở cửa thị trường dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ lai dắt?
9 . Việt Nam cam kết gì về mở cửa thị trường dịch vụ vận tải đa phương thức?
10 . Việt Nam cam kết gì về mở cửa thị trường vận tải thủy nội địa?
11 . Việt Nam cam kết gì về mở cửa thị trường vận tải hàng không?
12 . Việt Nam cam kết gì về mở cửa thị trường vận tải đường sắt?
13 . Việt Nam cam kết gì về mở cửa vận tải đường bộ?
14 . Việt Nam cam kết gì về mở cửa dịch vụ hỗ trợ vận tải biển?
15 . Doanh nghiệp FDI cung cấp dịch vụ vận tải đã được cấp phép trước khi Việt Nam gia nhập WTO có phải thay đổi hoạt động của mình để phù hợp với các cam kết trong WTO không?

CAM KẾT MỞ CỦA THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ VẬN TẢI

1. Gia nhập WTO, Việt Nam cam kết mở cửa thị trường những dịch vụ vận tải nào?

Gia nhập WTO, Việt Nam đưa ra cam kết mở cửa thị trường đối với các loại dịch vụ vận tải sau đây:

  • Đối với dịch vụ vận tải biển: cam kết mở cửa đối với các dịch vụ vận tải hành khách và vận tải hàng hóa, trừ vận tải nội địa (vận tải ven bờ);
  • Đối với dịch vụ vận tải đường thuỷ nội địa: cam kết mở cửa đối với dịch vụ vận tải hành khách và vận tải hàng hóa;
  • Đối với dịch vụ vận tải hàng không: cam kết mở cửa các lĩnh vực dịch vụ bán và tiếp thị sản phẩm hàng không, dịch vụ đặt chỗ, giữ chỗ bằng máy tính, dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa máy bay;
  • Đối với dịch vụ vận tải đường sắt: cam kết mở cửa các dịch vụ vận tải hành khách và vận tải hàng hóa;
  • Đối với dịch vụ vận tải đường bộ: cam kết mở cửa dịch vụ vận tải hành khách và vận tải hàng hóa;
  • Đối với dịch vụ hỗ trợ các phương thức vận tải: cam kết mở cửa các dịch vụ xếp dỡ công-ten-nơ, dịch vụ thông quan (môi giới hải quan), dịch vụ kho bãi công-ten-nơ (lưu kho công-ten-nơ trong khu vực cảng hay trong nội địa nhằm chất hàng vào/dỡ hàng ra, sửa chữa và chuẩn bị công-ten-nơ sẵn sàng cho việc gửi hàng).

Ghi chú 1Ý nghĩa của việc ” cam kể ” hoặc “chưa cam kết ” mở của các loại dịch vụ

Theo nguyên tắc về cam kết dịch vụ trong WTO, về cơ bản, quy chế áp dụng cho các laoij dịch vụ sẽ tuân thủ yêu cầu sau :

  • Đối với các dịch vụ đã có cam kết (được liệt kê trong Biểu cam kết) : Việt nam buộc phải mở cửa thị trường các dịch vụ đó cho các nhà đàu tư nước ngoài tối thiều là như mức đã cam kết (có thể mở cửa nhanh hơn, mạnh hơn mức cam kết);
  • Đối với các dịch vụ chưa cam kết (không được liệt kê trong Biểu cam kết): Việt nam có quyền cho phép hoặc không cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia cung cấp các dịch vụ này tại Việt Nam theo mức độ, điều kiện mà mình quy định

2. Các doanh nghiệp hàng hải nước ngoài chưa có hiện diện thương mại tại Việt Nam có thể cung cấp các dịch vụ nào cho các khách hàng tại Việt Nam ?

Gia nhập WTO, Việt Nam chỉ cam kết cho phép các doanh nghiệp hàng hải nước ngoài chưa có hiện diện thương mại tại Việt Nam được cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa quốc tế cho các khách hàng Việt Nam.

Như vậy các doanh nghiệp Việt Nam chỉ được quyền thuê các hãng tàu nước ngoài chuyên chở hàng hóa cho mình khixuất khẩu hàng hóa.

3. Nhà đầu tư nước ngoài có thể cung cấp dịch vụ hàng hải tại Việt Nam dưới các hình thức nào ?

Việt Nam cam kết cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được cung cấp dịch vụ vận tải biển (hàng hải) tại Việt Nam dưới các hình thức hiện diện sau với các điều kiện nhất định:

Trường hợp cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa:

Nhà đầu tư nước ngoài chỉ được thành lập doanh nghiệp liên doanh với đối tác Việt Nam để vận hành (khai thác) đội tàu treo cờ Việt Nam với các điều kiện sau:

(i) Liên doanh Được thành lập sau ngày 11/1/2009;
(ii) Phần vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh; và
(iii) Thuyền viên nước ngoài được phép làm việc trên các tàu biển treo cờViệt Nam (hoặc được đăng ký ở Việt Nam) thuộc sở hữu của các doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam nhưng tổng số không vượt quá 1/3 định biên của tàu. Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam.

Trường hợp cung cấp dịch vụ liên quan đến vận tải biển quốc tế (tức là các dịch vụ tích hợp liên quan đến hàng hóa mà doanh nghiệp nước ngoài đã đảm trách khâu vận tải biển):

Các công ty vận tải biển nước ngoài có thể hiện diện tại Việt Nam dưới các hình thức sau và điều kiện hoạt động sau:

Về hình thức:

  • Thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam ngay sau ngày 11/1/2007 với điều kiện tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không quá 51% vốn điều lệ của liên doanh;

Tuy nhiên, số lượng liên doanh do các công ty vận tải biển nước ngoài được phép thành lập tại thời điểm gia nhập không vượt quá 5. Sau đó, cứ hai năm một sẽ cho phép thêm 3 liên doanh. Sau 5 năm kể từ khi gia nhập, sẽ không hạn chế số lượng liên doanh.

  • Thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài kể từ ngày 11/1/2012.

Điều kiện về loại hoạt động:

Doanh nghiệp FDI chỉ được phép cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải biển sau:

  • Bán và tiếp thị dịch vụ vận tải biển qua giao dịch trực tiếp với khách hàng, từ niêm yết giá tới lập chứng từ;
  • Đại diện cho chủ hàng;
  • Cung cấp các thông tin kinh doanh theo yêu cầu;
  • Chuẩn bị tài liệu liên quan tới chứng từ vận tải bao gồm chứng từ hải quan hoặc các chứng từ khác liên quan đến xuất xứ và đặc tính của hàng vận chuyển;
  • Cung cấp dịch vụ vận tải biển bao gồm cả dịch vụ vận tải nội địa bằng tàu mang cờ Việt
  • Nam trong trường hợp cung cấp dịch vụ vận tải tích hợp;

Từ ngày 11/1/2012 các doanh nghiệp này có thể cung cấp thêm các dịch vụ:

  • Thay mặt công ty tổ chức cho tàu vào cảng hoặc tiếp nhận hàng khi có yêu cầu;
  • Đàm phán và ký hợp đồng vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa liên quan tới hàng hóa do công ty vận chuyển.

Chú ý: Các doanh nghiệp FDI chỉ được thực hiện các dịch vụ liên quan đến vận tải biển này với điều kiện:

  • Các dịch vụ đó là nhằm phục vụ cho hàng hóa do chính doanh nghiệp nước ngoài đó vận chuyển; v�
  • Các dịch vụ này là cần thiết cho việc cung cấp dịch vụ vận tải tích hợp cho hành khách của họ (trong đó vận tải biển quốc tế là công đoạn chính và do doanh nghiệp nước ngoài đó thực hiện).

4. Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về việc mở cửa thị trường dịch vụ hàng hải cho nhà đầu tư nước ngoài ?

Các văn bản chính quy định về vấn đề này tại Việt Nam bao gồm:

  • Bộ luật Hàng hải
  • Luật Đầu tư
  • Nghị định 115/2007/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển.

Theo các văn bản này (và đặc biệt là theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP), việc mở cửa thị trường dịch vụ hàng hải mà Việt Nam đã có cam kết trong WTO cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ thực hiện theo đúng cam kết đó.

Ghi chú 2 Mức độ mở cửa thị trường dịch vụ hàng hải của Việt Nam trong WTO là rộng hơn hay hẹp hơn quy định trước đây ?

Về cơ bản, Việt Nam đưa ra cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh vực hàng hải rộng hơn mức mở cửa áp dụng vào thời điểm trước khi gia nhập WTO.

Ví dụ, tại Nghị định 10/2001/NĐ-CP (áp dụng trước khi các cam kết WTO có hiệu lực), đối với hầu hết liên doanh cung cấp các dịch vụ hàng hải, phía nước ngoài chỉ được nắm tối đa 49% vốn trong liên doanh.

Như vậy, thị trường dịch vụ hàng hải sau thời điểm 11/1/2007 về cơ bản là thông thoáng hơn cho nhà đầu tư nước ngoài so với trước khi Việt Nam gia nhập WTO.

5. Nếu Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường hàng hải trong một Hiệp định song phương rộng hơn mức cam kết trong WTO thì áp dụng quy định nào?

Theo nguyên tắc về đối xử tối huệ quốc (MFN), nếu Việt Nam đã cam kết dành một ưu đãi nào đó cho một cho doanh nghiệp nước khác theo một Hiệp định song phương ký giữa Việt Nam và nước đó ở mức cao hơn cam kết trong WTO, Việt Nam sẽ phải dành ưu đãi ở mức tương ứng cho tất cả các doanh nghiệp của các thành viên khác trong WTO.

Tuy nhiên, quy tắc MFN không áp dụng đối với cam kết trong lĩnh vực dịch vụ vận tải biển (Việt Nam đã đưa ra ngoại lệ miễn trừ việc áp dụng nguyên tắc MFN trong lĩnh vực này). Vì vậy, những ưu đãi mà Việt Nam dành cho các doanh nghiệp vận tải biển theo các Hiệp định vận tải song phương sẽ không nhất thiết được dành cho các doanh nghiệp đến từ các nước khác trong WTO.

Miễn trừ MFN này sẽ có hiệu lực trong vòng 5 năm kể từ ngày Việt Nam gia nhập WTO (riêng Hiệp định hàng hải giữa Việt Nam và Singapore được miễn 10 năm).

6. Doanh nghiệp hàng hải nước ngoài và tàu của họ khi cập cảng Việt Nam được sử dụng các dịch vụ tại cảng theo điều kiện nào ?

Theo cam kết của Việt Nam trong WTO, các tàu vận tải nước ngoài được sử dụng các dịch vụ sau đây tại các cảng Việt Nam theo điều kiện hợp lý và như các tàu Việt Nam:

  • Hoa tiêu;
  • Lai dắt;
  • Cung cấp lương thực, thực phẩm nhiên liệu và nước;
  • Thu gom nước và nước dằn thải;
  • Dịch vụ của cảng vụ;
  • Phao tiêu báo hiệu;
  • Các dịch vụ trên bờ cần thiết cho hoạt động của tàu, bao gồm thông tin liên lạc, cung cấp điện và nước;
  • Trang thiết bị sửa chữa khẩn cấp;
  • Dịch vụ neo đậu, cập cầu và neo buộc tàu;
  • Tiếp cận các dịch vụ đại lý hàng hải.

7. Việt Nam cam kết gì về mở cửa thị trường dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ lai dắt ?

Việt Nam không cam kết mở cửa thị trường dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt khi gia nhập WTO.

Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành (Nghị định số 115/2007/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải biển), các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài có thể tham gia cung cấp dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ lai dắt dưới hình thức liên doanh với đối tác Việt Nam trong đó phần vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 49% vốn điều lệ của liên doanh. Như vậy, trong trường hợp này, quy định thực tế áp dụng của Việt Nam thông thoáng hơn so với cam kết.

8. Việt Nam cam kết gì về mở cửa thị trường dịch vụ vận tải đa phương thức ?

Theo phân loại của WTO thì không có dịch vụ vận tải đa phương thức. Do đó Việt Nam không cam kết dịch vụ vận tải đa phương thức.

Tuy nhiên, cam kết gia nhập nêu rõ khi vận tải đường bộ, đường thuỷ nội địa, vận tải ven biển và trong đất liền, và các dịch vụ hỗ trợ liên quan không được quy định đầy đủ trong biểu cam kết dịch vụ (trong WTO) thì người khai thác dịch vụ vận tải đa phương thức có thể tiếp cận các nhà cung cấp dịch vụ đại lý hàng hải của Việt Nam (chỉ những chủ thể này mới cung cấp các dịch vụ này) để thuê xe tải, toa xe đường sắt, xà lan hoặc các thiết bị liên quan với mục đích giao nhận trong nội địa hàng hoá được vận chuyển bằng đường biển quốc tế.

9. Việt Nam cam kết gì về mở cửa thị trường vận tải thủy nội địa ?

Gia nhập WTO, Việt Nam cam kết chỉ cho phép các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ vận tải đường thủy nội địa để chuyên chở hành khách và vận tải hàng hóa dưới hình thức thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam với điều kiện tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 49% vốn của liên doanh.

10. Việt Nam cam kết gì về mở cửa thị trường vận tải hàng không ?

WTO không điều chỉnh dịch vụ hàng không thuần tuý (tức là dịch vụ chuyên chở khách và hàng hóa). Điều này có nghĩa Việt Nam không bị ràng buộc gì khi gia nhập WTO liên quan đến các dịch vụ này.

Vì vậy, các hãng hàng không nước ngoài tiếp tục hoạt động, cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không tại Việt Namtheo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

Tuy nhiên, WTO điều chỉnh một số dịch vụ liên quan tới vận tải hàng không (thuộc phạm vi của Hiệp định Chung về Thương mại dịch vụ – GATS) và Việt Nam đã đưa ra cam kết mở cửa trong những lĩnh vực này với điều kiện như sau:

  • Dịch vụ bán và tiếp thị sản phẩm hàng không: Các hãng hàng không nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ tại Việt Nam thông qua văn phòng bán vé của mình hoặc các đại lý tại Việt Nam (không quy định hình thức hiện diện thương mại cụ thể);
  • Dịch vụ đặt chỗ, giữ chỗ bằng máy tính: Để cung cấp dịch vụ này, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoàiphải sử dụng mạng viễn thông công cộng dưới sự quản lý của cơ quan Nhà nước về viễn thông Việt Nam (không hạn chế hình thức hiện diện thương mại);
  • Dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa máy bay: kể từ ngày 11/1/2007, Việt Nam cho phép thành lập liên doanh trong đó phần vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 51% vốn điều lệ của liên doanh. Sau 5 năm kể từ khi gia nhập (tức là từ ngày 11 tháng 1 năm 2012), cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài để cung cấp dịch vụ này.

11. Việt Nam cam kết gì về mở cửa thị trường vận tải đường sắt ?

Gia nhập WTO, Việt Nam cam kết cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được tham gia thị trường dịch vụ vận chuyển hàng hóa và vận chuyển hành khách bằng đường sắt tại Việt Nam từ 11/1/2007 dưới hình thức duy nhất là thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam trong đó phần vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 49% tổng vốn pháp định.

Trước thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, lĩnh vực đường sắt là lĩnh vực chưa mở cửa cho đầu tư nước ngoài. Như vậy, về nguyên tắc, sau 11/1/2007, cạnh tranh trong lĩnh vực này sẽ mạnh mẽ hơn do nhà đầu tư nước ngoài đã được phép tham gia vào thị trường này.

12. Việt Nam cam kết gì về mở cửa vận tải đường bộ?

Gia nhập WTO, Việt Nam cam kết cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ vận tải đường bộ (vận tải hành khách và hàng hóa) tại Việt Nam dưới các hình thức và theo các điều kiện sau:

  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh với đối tác Việt Nam;
  • Thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam trong đó phần vốn góp của phía nước ngoài chiếm không quá49% vốn điều lệ của liên doanh (từ 11/1/2010, có thể thành lập liên doanh với tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài đến 51% nếu được cơ quan có thẩm quyền, trên cơ sở xem xét nhu cầu thị trường, cho phép) và lái xe trong liên doanh phải là công dân Việt Nam

Ghi chú 3Tiêu chí xem xét nhu cầu thị trường khi cấp phép cho liên doanh dịch vụ vận tải đường bộ ?

Các tiêu chí chính để xem xét nhu cầu thị trường là khả năng tạo công ăn việc làm, khả năng tạo ngoại tệ, khả năng áp dụng công nghệ tiên tiến của liên doanh, bao gồm cả kỹ năng quản lý; khả năng giảm bớt ô nhiễm công nghiệp, khả năng đào tạo nghề cho công nhân Việt Nam.

13. Việt Nam cam kết gì về mở cửa dịch vụ hỗ trợ vận tải biển ?

Đối với dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, Việt Nam mới chỉ cam kết mở cửa thị trường trong các loại dịch vụ và với các điều kiện cụ thể sau:

  • Dịch vụ xếp dỡ công-ten-nơ: cho phép nhà đầu tư nước ngoài có thể hoạt động tại Việt Nam dưới bất kỳ hình thức hiện diện thương mại nào (chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh) kể từ ngày 11/1/2007; riêng đối với liên doanh thì phải đáp ứng điều kiện tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không chiếm quá 50% vốn điều lệ);
  • Dịch vụ thông quan: cho phép nhà đầu tư nước ngoài có thể hoạt động tại Việt Nam dưới bất kỳ hình thức hiện diện thương mại nào (chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh) kể từ ngày 11/1/2007; riêng đối với liên doanh thì phải đáp ứng điều kiện tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không chiếm quá 51% vốn điều lệ (điều kiện này sẽ bị bỏ sau ngày 11/1/2012);
  • Dịch vụ kho bãi công-ten-nơ: cho phép nhà đầu tư nước ngoài có thể hoạt động tại Việt Nam dưới bất kỳ hình thức hiện diện thương mại nào (chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh) kể từ ngày 11/1/2007; riêng đối với liên doanh thì phải đáp ứng điều kiện tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không chiếm quá 51% vốn điều lệ (điều kiện này sẽ bị bỏ sau ngày 11/1/2014).

14. Doanh nghiệp FDI cung cấp dịch vụ vận tải đã được cấp phép trước khi Việt Nam gia nhập WTO có phải thay đổi hoạt động của mình để phù hợp với các cam kết trong WTO không?

Theo cam kết chung về dịch vụ của Việt Nam khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ (dịch vụ hàng hải, dịch vụ vận tải đường bộ…) có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép trước khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ tiếp tục được hoạt động theo đúng quy định trong giấy phép.

Các mức cam kết của Việt Nam trong WTO (trong nhiều trường hợp khắt khe hơn quy định trong giấy phép đã cấp cho các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực này) sẽ không áp dụng cho các doanh nghiệp này.

Nói cách khác, chỉ những trường hợp muốn lập hiện diện thương mại (liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn FDI) sau ngày Việt Nam gia nhập WTO (sau 11/1/2007) mới phải tuân thủ theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực liên quan.

(Nguồn vietship.vn)

Tags: